Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Cách chống đỡ stress

Để tối thiểu hóa những tổn hại do stress gây ra, chúng ta nên quan tâm đến những việc như sau...


Giữ gìn sức khỏe
Chúng ta nên cố gắng trau dồi sức khỏe tâm thần của mình, bằng việc giữ gìn tốt đẹp những mối liên hệ với những người trong gia đình, bảo tồn tình thân hữu với những người bạn.

Cũng như, chúng ta nên có những sinh hoạt vui chơi lành mạnh, trong lúc nhàn rỗi để thêm phần thú vị, và tránh được những mối buồn phiền và stress do sự nhàm chán gây ra, trong lúc trống không của việc ăn không ngồi rồi.

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có thể giúp làm nhẹ được trạng thái căng thẳng của thể chất. Tuy nhiên, chúng ta không quên tìm hiểu để thực hành những bài học tập để làm thư giãn cơ thể một cách có ý thức.

Nhận diện nguyên nhân stress
Một cách hữu dụng để nhận diện những nguồn gốc của stress là nên giữ một sổ nhật ký, ghi nhận hàng ngày những vấn đề xảy ra, và cách thức phản ứng đối với chúng như thế nào. Sau vài tuần lễ, nên đọc ôn lại nhật ký, và nhận định xem những vấn đề nào đã làm cho chúng ta bị stress.

Sau đó, chúng ta nên ghi nhận những stress nào đã làm cho chúng ta phản ứng tốt hơn, hay tệ hại hơn; và cố gắng nhận định những sinh hoạt nào đã làm giảm thiểu mức độ stress của chúng ta.

Tiên liệu những vấn đề sẽ xảy ra
Nếu chúng ta biết trước rằng chúng ta sớm muộn phải đối diện với những vấn đề stress; chúng ta nên chuẩn bị kỹ lưỡng cách thức, mà chúng ta cảm nhận có một cơ hội tốt để giải quyết stress một cách thành công.

Nếu vấn đề stress dường như quá lớn để đối diện trong một lúc, chúng ta nên chia vấn đề stress này ra thành nhiều phần nhỏ hơn, để giải quyết làm nhiều lần, thì dễ dàng hơn.

Nếu chúng ta có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn giới hạn, chúng ta nên liệt kê những vấn đề nầy, theo thứ tự quan trọng và khẩn cấp nhất, và giải quyết chúng theo thứ tự ưu tiên có tính chất quan trọng và khẩn cấp trước nhất.

Việc giới hạn những vấn đề không quan trọng và kém khẩn cấp, nhằm để bảo tồn thời gian và sức lực của chúng ta. Nếu có một người nào đó thường đòi hỏi trên chúng ta những nhu cầu nặng nhọc, chúng ta nên cố gắng đặt ra những giới hạn đối với họ; như thế chúng ta có thể tránh được những stress quá mạnh.

Từ stress đến sự khủng hoảng
Stress là một phản ứng bình thường đối với sự khủng hoảng. Trong hầu hết những trường hợp, stress không cần thiết là một nguyên nhân liên hệ đến sự khủng hoảng. Tuy nhiên, nếu stress dẫn đến những triệu chứng không thể kiểm soát được, chính nó có thể trở nên một tình trạng khủng hoảng.

Trong trường hợp nay, chúng ta nên nhờ đến sự giúp đỡ của những người trong gia đình và bạn hữu. Hơn nữa, nên khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được giúp đỡ điều trị những triệu chứng này, hoặc tham khảo với những chuyên gia tâm lý nếu thấy cần thiết.

Mất ngủ nên đi khám chuyên khoa tâm thần
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc ngủ...

Bà Ngà tự mua Seduxen uống nhưng phải uống 1,5 viên rồi 2 viên mỗi tối. Khi không mua được Seduxen, người bán thuốc “gợi ý” dùng thuốc khía (Lexomil 6 mg), bà Ngà cũng mua uống 3 khía, 4 khía, rồi 6-8 khía mới ngủ được. Có lần tìm được vỉ Seduxen còn sót, bà Ngà phải uống thêm 2 viên mới ngủ được.

Tương tự, bà Thanh, 44 tuổi, kinh doanh tại quận Phú Nhuận, TP HCM, không ngủ được vì lo học phí nước ngoài cho con, có đợt bị thúc ép tới mức sợ hãi lạnh tay chân, không thể chợp mắt… Khám bác sĩ gần nhà, không rõ chẩn đoán nhưng được dùng Alprazolam 0,25 mg 2 viên mỗi tối, rồi 0,50 mg đến 1,5 viên, 2 viên, rồi 2,5 viên mỗi tối mới hết sợ và ngủ được nhưng cũng thức sớm. Sau một thời gian dùng thuốc, người bà gầy đi, da xanh xao, không buồn trang điểm…

Theo bác sĩ chuyên khoa tâm thần, khá nhiều bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đều kể triệu chứng khó ngủ, ngủ không được phải thức trắng và nhiều triệu chứng lo âu trầm cảm do buồn phiền về bệnh tật, về cuộc sống. Nhiều bệnh nhân do được thăm khám và điều trị không đúng chuyên khoa, dùng thuốc không đúng bệnh nên tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Chẳng hạn trường hợp của bà Ngà là do không khám bác sĩ chuyên khoa nên có thể chẩn đoán chưa chuẩn, thuốc Seduxen và Lexomil chỉ hiệu quả đối với triệu chứng mất ngủ và một phần lo âu. Sau khi chuyển sang uống thuốc chống trầm cảm gây ngủ và giảm dần liều Lexomil, tình trạng bệnh nhân này cải thiện rất nhiều.

Tất cả trường hợp mất ngủ dài ngày này, theo bác sĩ, người bệnh cần đi khám ở chuyên khoa tâm thần bởi nó có thể là dấu hiệu trầm cảm, đi khám để được cho thuốc hợp lý, chứ không nên tùy tiện tự "kê đơn" cho mình, hoặc dùng lại đơn của người khác, hoặc dùng lại chính đơn của mình trong các lần đi khám trước.

Theo Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ FDA, các loại thuốc dùng khi có rối loạn giấc ngủ bao gồm cả 4 loại thuốc chính trong các nhóm thuốc chống trầm cảm (amitriptyline, doxepine, mirtazapine và trazodone). Tất cả loại thuốc đều có chỉ định hiệu quả điều trị và đều có nguy cơ bất lợi. Với các loại thuốc ngủ, dùng khi có triệu chứng khó ngủ hoặc không ngủ được cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đơn giản vì thuốc gây nhiều nguy cơ tác dụng phụ trước mắt và lâu dài ở các lứa tuổi, như có thể gây suy giảm nhận thức dễ dẫn đến té ngã ở người già, gây quen thuốc, ghiền hay nghiện ở người trẻ...

Theo bác sĩ Safwan Badr, Viện trưởng Viện Hàn lâm thuốc ngủ Mỹ, tỷ lệ người uống thuốc ngủ theo toa bác sĩ thấp hơn tỷ lệ mất ngủ trong dân số chung. Ước tính có tới 50% người Mỹ mất ngủ nhưng chỉ có 4% dùng thuốc ngủ theo toa bác sĩ. Trong tỷ lệ 50% này, nhiều người không dùng thuốc điều trị mất ngủ mà áp dụng các phương pháp trị liệu khác không dùng thuốc.

10 quy tắc vàng khi uống thuốc ngủ
1. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ mà không hỏi bác sĩ điều trị.
2. Nói rõ cho bác sĩ biết các thuốc khác bản thân đang dùng.
3. Nói rõ cho bác sĩ biết bản thân đang mắc căn bệnh khác, ví dụ bệnh về gan.
4. Đọc, tìm hiểu kỹ những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ngủ.
5. Uống thuốc đúng theo liều lượng ghi trong toa.
6. Đừng bao giờ uống thuốc ngủ sau hoặc trước khi uống bia rượu.
7. Chỉ uống thuốc ngủ khi thấy mình sẽ có đủ thời gian để ngủ (ví dụ uống Ambien hay Lunesta cần 7–8 giờ ngủ, có thể uống Intermezzo lúc nửa đêm nếu bạn sẽ thức dậy sau ít nhất 4 giờ ngủ).
8. Lần đầu tiên uống thuốc ngủ cữ tối nên ở lại nhà sáng hôm sau.
9. Đừng bao giờ lái xe máy sau khi uống thuốc ngủ.
10. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ khi có bất thường trong thời gian dùng thuốc ngủ.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nhiều người mất ngủ vì thói quen tâm sinh lý như uống các loại giải khát có chất kích thích, hoặc do sử dụng máy vi tính, điện thoại nhiều trong đêm nên cần cân nhắc điều chỉnh lối sống trước khi sử dụng thuốc ngủ. Cần chú ý “vệ sinh giấc ngủ” như chuẩn bị nơi nằm ngủ hợp lý trước, ăn tối nhẹ, thức ăn ấm không quá nóng hoặc lạnh, dễ tiêu, uống thuốc nghỉ ngơi, nghe nhạc hay chương trình tivi quen thuộc nhỏ nhẹ, khi buồn ngủ mới đi nằm, không nên đọc sách báo, đếm hay đọc kinh để ngủ.

Cách chữa trị bệnh mất ngủ, khó ngủ về đêm

Bệnh mất ngủ có thể đến với mọi người, mọi lứa tuổi trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Nếu chỉ bị mất ngủ một vài hôm thì cũng không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài tình trạng mất ngủ thì đó là một vấn đề rất đáng lo ngại.

=>> Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn
Bệnh mất ngủ có nhiều nguy cơ trở thành mãn tính khi đi kèm với các trạng thái tâm lý khác như: Stress kéo dài ( do công việc, học hành căng thẳng, xung đột trong gia đình …), tức giận , lo âu, trầm cảm, nghiện rượu, tâm thần phân liệt, do tuổi tác …Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ về đêm cho bạn tham khảo.Cách chữa mất ngủ về đêm
Một số liệu thống kê cho biết, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm, và tỷ lệ những người không được hưởng lợi từ giấc ngủ dù mắt vẫn nhắm, miệng vẫn ngáy cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.

Và nghiêm trọng hơn cả bởi nếu như trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ,… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc.

Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa; Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ. Do vậy ngoài việc dùng thuốc hay tác động bằng yếu tố khác thì bạn cần thay đổi những nguyên nhân gây mất ngủ, nó sẽ là cách hiệu quả nhất góp phần cho bạn giấc ngủ ngon.

=>> Bí quyết chữa bệnh đau dạ dày không phải ai cũng biết
Tạo thói quen ngủ đúng giờ:
Đây là cách tốt nhất để mang lại một giấc ngủ ngon. Việc làm này sẽ khiến cơ thể phải thích nghi và quen với việc đi ngủ đúng giờ. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đi ngủ trước 11h tối bởi đây là thời điểm cơ thể thải độc, tái tạo năng lượng tốt nhất.
Tăng cường tập luyện thể thao:

Phương thức này sẽ giúp cho cơ thể có một tinh thần thoải mái, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt đồng thời các cơ cũng sẽ được vận động, giúp cho giấc ngủ buổi tối sâu hơn. Các bài tập thể dục vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học:

Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta không thể ngủ khi mà dạ dày vẫn phải tiêu hóa thức ăn, do đó bạn không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà,… bởi nó có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn.

Tránh lạm dụng thuốc ngủ:
Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Việc này có thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại mang đến rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị.

Để có thể tạm biệt tình trạng ngủ khó ngủ, mất ngủ về đêm, tìm lại giấc ngủ ngon cho cơ thể thì song song với việc khắc phục những nguyên nhân trên, người bệnh cũng nên sử dụng kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên để có được hiệu quả tốt nhất.

Y học cổ truyền sử dụng các cây cỏ có tác dụng bình can tiềm dương, an thần dưỡng tâm, bổ can huyết giúp tạo giấc ngủ sinh lý, trấn tĩnh tinh thần, điều trị các chứng mất ngủ, hồi hộp, lo âu, hoảng loạn, ra mồ hôi trộm. Những cây cỏ rất thông dụng, rẻ tiền, dễ tìm, không độc hại, chúng ta có thể sử dụng hằng ngày vừa như một loại thực phẩm, vừa có tác dụng dưỡng tâm an thần, giúp ngủ yên giấc.

Tham vấn bác sĩ: Cần điều trị những bệnh lý nội khoa khác gây khó chịu về thể chất và ngăn cản giấc ngủ. Nếu bị mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng mà không rõ nguyên nhân thì cần phải đi khám bác sĩ tâm – thần kinh, không nên tự ý hay lạm dụng thuốc ngủ.

1 comment

lúc 09:52 28 tháng 2, 2019

hãy tìm ra nguyên nhân bị stress để phóng tránh và chữa trị kịp thời

Đăng nhận xét

Credits Credits